Diễn Đàn Xây Dựng
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn xây dựng

bạn hãy đăng kí thành viên để tham gia diễn đàn.

Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc !



Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Xây Dựng
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn xây dựng

bạn hãy đăng kí thành viên để tham gia diễn đàn.

Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc !

Diễn Đàn Xây Dựng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Thông tin thị trường

Làm lãnh đạo phải biết cô đơn Gold  Giá vàng
Loại Mua Bán
SBJ44,36044,440
SJC44,35044,450

Làm lãnh đạo phải biết cô đơn Forex  Tỷ giá
 USD 20.824
 GBP 34.070
 HKD 2.690
 CHF 26.916
 JPY 273.02
 AUD 21.674
 CAD 21.210
 SGD 17.274
 EUR29.825
Bảng giá CK trực tuyến
HOSE HNX

CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL


Bookmark and share the address of Diễn Đàn Xây Dựng on your social bookmarking website

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

NHÀ TÀI TRỢ
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 30 người, vào ngày Fri Apr 14, 2023 3:53 am

Làm lãnh đạo phải biết cô đơn

Go down

Làm lãnh đạo phải biết cô đơn Empty Làm lãnh đạo phải biết cô đơn

Bài gửi by Admin Wed Jul 20, 2011 8:52 am

Khi làm phó thường dân, có thể sống thoải mái, phát ngôn tùy hứng, xong việc, hết trách nhiệm, vô tư ăn ngon, ngủ kỹ. Khi ở cương vị người lãnh đạo, tất cả sẽ thay đổi.
Có những người lãnh đạo thật sự tốt, thật sự chân chính, họ muốn và dám đối mặt với thách thức, muốn tự khẳng định mình và quyền lực, chức vụ chỉ là phương tiện để họ giúp đời, giúp người được nhiều hơn, thuận lợi hơn… nhưng họ vẫn bị hiểu lầm, bị oán trách, thậm chí bị nguyền rủa.
Đọc loạt bài “Chức vụ có thể làm hỏng con người” trên Báo Năng lượng Mới gần đây, có nhiều câu chuyện khiến ta phải suy ngẫm.

Có người vì khát khao quyền lực, sẵn sàng “nếm mật nằm gai” để đạt mục đích, khi đã ngồi được vào ghế quyền lực, họ bắt đầu hiện nguyên hình, tác oai, tác quái. Có những người, bỗng dưng chức tước “rơi vào đầu” theo kiểu “ngao cò tranh đấu, ngư ông đắc lợi”, hay kiểu người “để là hòn đất, cất nên ông bụt” được ô dù che đỡ bắt mặc phải cái “áo” quá khổ. Do thiếu kiến thức, yếu bản lĩnh, họ thể hiện theo cách “tiểu nhân đắc ý” khiến bè bạn, người thân hoang mang, kẻ dưới quyền không biết đâu mà lần.

Mọi thứ chuẩn mực đối với những kẻ lãnh đạo rởm và hợm hĩnh ấy đều vô nghĩa. Chức vụ có thể làm hỏng con người họ và ngược lại, họ làm hỏng luôn hình ảnh của chức vụ ấy.

Tuy nhiên, câu chuyện muốn nói ở đây lại ở một khía cạnh khác.

Có những người lãnh đạo thật sự tốt, thật sự chân chính, họ muốn và dám đối mặt với thách thức, muốn tự khẳng định mình và quyền lực, chức vụ chỉ là phương tiện để họ giúp đời, giúp người được nhiều hơn, thuận lợi hơn… nhưng họ vẫn bị hiểu lầm, bị oán trách, thậm chí bị nguyền rủa.

Người lãnh đạo chân chính, vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, phải tính xa hơn, lâu dài hơn, vì vậy xuất phát từ lợi ích chung, nhiều khi phải chấp nhận hy sinh những lợi ích nhỏ, cục bộ, có thể có những quyết định phải một thời gian dài sau này mọi người mới có thể hiểu ra.

Người xưa từng đúc kết, muốn thành đại sự không thể câu nệ tiểu tiết.

Người lãnh đạo thực sự phải chịu áp lực tứ bề, họ làm việc vì trách nhiệm và danh dự, luôn phải tự đấu tranh giữa cái đầu lạnh và trái tim nóng, phải vượt qua chính mình.

Khi làm phó thường dân, có thể sống thoải mái, phát ngôn tùy hứng, xong việc, hết trách nhiệm, vô tư ăn ngon, ngủ kỹ. Khi ở cương vị người lãnh đạo, tất cả sẽ thay đổi. Thay đổi ở đây không phải là chỉ đơn thuần ở luật chơi mà nó khiến cho người ta bước vào một cuộc chơi hoàn toàn khác. Người lãnh đạo phải chứng tỏ sự tự tin, nghị lực và tài thao lược, phải giữ gìn mặt mũi, hình tượng, lời ăn tiếng nói, là tấm gương mọi lúc, mọi nơi… Trong lòng trăm mối lo toan ngoài mặt vẫn phải tươi cười, không được sống theo ý của mình, nói theo suy nghĩ của mình, mất đi một phần tự do cá nhân và cũng mất đi thời gian quan tâm đến người thân, bè bạn.

Đứng trên đỉnh cao, rất nhiều khi người lãnh đạo phải biết chấp nhận cô đơn, nhiều chuyện không thể san sẻ, bộc lộ. Có một câu nói được nhiều người biết đến, thiết tưởng, rất phù hợp với tình cảnh của người lãnh đạo: “Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”…

Người ta ví, làm lãnh đạo cũng giống như làm cách mạng, phải trả giá, phải hy sinh. Khi có chức vụ, trọng trách trên đầu, họ phải dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận phạm sai lầm và phải trau dồi khả năng của mình nhằm làm chủ lấy vận mệnh trong tay. Một người lãnh đạo quá chân thành, thẳng thắn và quá tử tế sẽ khó lãnh đạo nhân viên. Một người lãnh đạo không biết thưởng phạt phân minh thì khó thuyết phục thuộc cấp. Người ta không sợ lãnh đạo nghiêm khắc, chỉ sợ lãnh đạo không có tầm nhìn, sợ doanh nghiệp không có tương lai, họ chờ đợi người lãnh đạo của mình giúp đấu tranh với nỗi sợ hãi và củng cố niềm tin nơi họ.

Chức vụ chỉ “có thể” làm hỏng con người, nhưng “chắc chắn” làm thay đổi con người. Thiết nghĩ, những người được trao quyền lực, trong sự cô đơn của mình, luôn ao ước được xã hội, bạn bè, người thân và đồng nghiệp có cái nhìn chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu với họ. Sức ép từ công việc và trách nhiệm buộc họ thay đổi chứ không phải bản chất thay đổi, có câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” là vậy.

Xin được kể lại một câu chuyện xưa, hơn 2.000 năm trước, đến nay dường như vẫn còn nguyên giá trị. Một lần Khổng Tử dẫn hai học trò yêu là Nhan Hồi và Tử Lộ đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ… Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi, nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát.

Một hôm, trên đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo… Khổng Tử liền phân công Tử Lộ vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi, một đệ tử đạo cao, đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý hơn.

Nhan Hồi thổi cơm ở dưới bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cạch” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ… Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng…

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò yêu nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”.

Sau đó, Tử Lộ mang rau về… Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ… Khi Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm mời Khổng Tử xơi cơm. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng, dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước…

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im. Tử Lộ chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”.

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”.

Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch”.

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”.

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi… nhưng lại nghĩ, cơm thì ít, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì lãng phí quá nên con đã mạn phép thầy ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy… Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi… bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và… thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ”.

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”.

Theo Năng lượng Mới
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 67
Cảm ơn : 3
Join date : 09/11/2009
Age : 38

https://xaydungvietnam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết