Diễn Đàn Xây Dựng
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn xây dựng

bạn hãy đăng kí thành viên để tham gia diễn đàn.

Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc !



Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Xây Dựng
Chào mừng bạn đến với Diễn đàn xây dựng

bạn hãy đăng kí thành viên để tham gia diễn đàn.

Chúc bạn nhiều niềm vui và hạnh phúc !

Diễn Đàn Xây Dựng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Thông tin thị trường

Dia chi Day hoc nghe Ve mong nghe thuat tai Ha Noi gia re  Gold  Giá vàng
Loại Mua Bán
SBJ44,36044,440
SJC44,35044,450

Dia chi Day hoc nghe Ve mong nghe thuat tai Ha Noi gia re  Forex  Tỷ giá
 USD 20.824
 GBP 34.070
 HKD 2.690
 CHF 26.916
 JPY 273.02
 AUD 21.674
 CAD 21.210
 SGD 17.274
 EUR29.825
Bảng giá CK trực tuyến
HOSE HNX

CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL


Bookmark and share the address of Diễn Đàn Xây Dựng on your social bookmarking website

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

NHÀ TÀI TRỢ
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 30 người, vào ngày Fri Apr 14, 2023 3:53 am

Dia chi Day hoc nghe Ve mong nghe thuat tai Ha Noi gia re

Go down

Dia chi Day hoc nghe Ve mong nghe thuat tai Ha Noi gia re  Empty Dia chi Day hoc nghe Ve mong nghe thuat tai Ha Noi gia re

Bài gửi by ChienHP2 Wed Feb 15, 2012 2:01 pm

Địa chỉ Dạy học nghề Vẽ móng uy tín tại Hà Nội

Nhận dạy nghề vẽ móng nghệ thuật chuyên nghiệp tại Hà Nội
Liên hệ: Chị Trang - 0908 444 559
Dạy học nghề Nails Uy tín và chuyên nghiệp tại Hà Nội
Vẽ móng nghệ thuật, Vẽ Nail đẹp, Vẽ móng đẹp tại Hà Nội
Chuyên nghiệp Vẽ móng Nghệ thuật và Đào tạo cấp tôc nghề Nails cho học viên có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài

Vẽ móng nghệ thuật (Nail art) tuy mới phổ biến vài năm trở lại đây, nhưng đã sớm trở thành một loại hình làm đẹp độc đáo, rất được ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ.
Vì thế, các salon nail art mọc lên ngày càng nhiều, kỹ thuật nail art ngày càng tỉ mỉ, cầu kỳ, tạo nên những bức tranh nhỏ xíu với những cái tên nghe đã thấy đẹp như 10 ngón xuân xanh, Bàn tay sao sáng, Hoa nổi, Sắc xuân hoa đào, Hoa hồng, Hoa đào sắc xuân, Cánh bướm sắc mầu, Cỏ 3 lá,… Tất cả từ lá hoa, cây cỏ cho tới những hình vẽ khó như thiếu nữ, cây thông noel, thiên thần có cánh,… đều được vẽ hết sức nghệ thuật như một bức tranh nằm gọn trên 10 móng tay bé tí xíu. Cầu kỳ hơn, công phu hơn, nhiều thợ nail còn đính cả phụ kiện trang trí như hạt pha lê, đá màu,… lên đó.

Nếu bạn có một số vốn khởi nghiệp không nhiều (trung bình khoảng 50-70 triệu đồng hoặc thậm chí ít hơn), yêu nghề làm móng và đặc biệt là có chút ít năng khiếu, khéo tay thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một “họa sĩ” nail art.

Kinh doanh nghề nail thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các bước chuẩn bị và tiến hành mở tiệm. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các bước cơ bản để tiến hành mở tiệm nail.

Bước 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng làm nail, vẽ móng nghệ thuật

Cùng với sự phát triển của nghề nail, ở nhiều thành phố lớn đã xuất hiện những cơ sở đào tạo nghệ thuật nail hoạt động khá bài bản và chuyên nghiệp. Chỉ với 4 triệu đồng tham gia học khóa nail cơ bản là bạn đã có thể trở thành thợ chuyên nghiệp (biết làm gel nhũ trên móng, vẽ cọ cơ bản, làm móng sơn thuỷ, móng loang, phối màu, đính đá, đắp hoa nổi, gắn đá trên móng gel, bột,…).



Học khóa nail cao cấp với mức học phí 5 triệu đồng/khóa, bạn sẽ nắm được kỹ thuật làm sơn thuỷ cao cấp, tạo hoa, tạo hình bằng gel, kỹ thuật ẩn đá, ẩn hoa… trong móng gel, móng bột.

Bạn có thể tìm cho mình một lớp học làm nail như vậy tại địa chỉ 82A Quán Thánh (ngã tư Quán Thánh, Hàng Bún), Ba Đình, Hà Nội do chị Thùy Trang - chủ cơ sở trực tiếp giảng dạy. Đây là một cơ sở uy tín đã đào tạo thành tài nhiều học viên trong Nam, ngoài Bắc suốt 10 năm qua.


Chị Nguyễn Thùy Trang, chủ cửa hàng Thùy Trang Nail's Sài Gòn
82 Quán Thánh Ba Đình Hà Nội



Nhưng học rồi không phải ai cũng trở thành thợ nail giỏi, cũng tạo ngay được phong cách vẽ móng lạ mắt bởi nghệ thuật nail phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ, sự khéo tay của mỗi người. Các quy trình cơ bản như: cắt giũa tạo khuôn móng, sơn lớp nền không màu dưỡng móng thì ở đâu cũng giống nhau nhưng từ công đoạn sơn, vẽ móng, trình độ của người thợ nail được thể hiện khác hẳn.

Cũng giống như người họa sĩ, để tạo nên một bức tranh nghệ thuật trên móng, thợ nail phải sử dụng nhiều loại chổi cọ khác nhau. Chổi cọ thưa được nhúng sơn vẽ các vân mờ như vân đá cẩm thạch hoặc nét lá mỏng manh. Cọ nét nhỏ chấm màu vẽ hoa (nhưng phải là tông tương phản hoặc hài hòa với sơn nền). Cọ sợi cước dùng để xâu cườm, quết keo rồi tuốt về vị trí cần gắn trên móng. Lớp sơn bóng cuối cùng giúp móng tay láng hơn và màu lâu tróc. Nhát vẽ phải dứt khoát một lần, nếu đưa cọ nhiều lần, sơn khô sẽ gây bết hoặc tạo những vệt hằn xấu xí. Sau khi vẽ xong, vài giờ đầu phải tránh va chạm vì nước sơn tuy đã khô vẫn rất dễ bị bong tróc.


Để thể hiện sự độc đáo, có người chỉ cần vẽ cầu kỳ 1 móng, 9 móng còn lại sơn màu trơn để làm nền. Với người lười sáng tạo, có thể dùng mẫu móng để vẽ theo. Vẽ nail mang nhiều sắc thái đặc thù, kỹ thuật vẽ ngày càng sáng tạo, nghệ thuật thẩm mỹ cao, với công nghệ Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Canada…

Vẽ móng nâng cao đi sâu vào những mẫu vẽ sáng tạo, phối sắc với các hình học, hoa văn, lễ hội, thú vật, hình kỷ hà (phối màu thanh kết hợp với những điểm nhấn chấm tròn, kẻ sọc... ) đính hạt lấp lánh, vẽ bậc thang (tạo hình nhiều tầng), các kiểu vẽ móng kiểu cách… Kỹ thuật vẽ móng cao cấp là bước tiến đặc biệt, dưới bàn tay biến hóa của thợ nail cao cấp, bộ móng tay thực sự là những tác phẩm nghệ thuật.

Theo chị Nguyễn Thùy Trang, chủ cửa hàng Thùy Trang Nail's Sài Gòn -82A Quán Thánh, Ba Đình Hà Nội thì: “Từ những người chưa biết nghề, kể cả học thì mất trung bình khoảng 2 tháng. Cũng còn tùy theo khả năng tiếp thu của học viên, những người có năng khiếu, tiếp thu nhanh và hay đi làm móng chẳng hạn thì sẽ học nghề nhanh hơn những người chưa biết một chút nào”.

Chị Mai (chủ một cửa hàng vẽ móng nghệ thuật trên phố Bùi Thị Xuân)- một trong những người đi tiên phong trong nghề vẽ móng tại Hà Nội cho hay chị đã từng đạo tạo rất nhiều lứa học viên, người có năng khiếu chỉ cần học từ 2 - 3 tuần là có thể làm được; để mở được cửa hàng độc lập, học viên cần luyện tập, thực hành thêm một thời gian là có thể ra nghề.

Nhưng nếu học viên không có năng khiếu, cả tháng có khi không làm nổi một mẫu. Theo kinh nghiệm của riêng chị thì việc chăm sóc, sửa móng đôi khi còn khó hơn cả học vẽ, đặc biệt công đoạn nhặt da làm sạch móng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ hơn bao giờ hết.

Bước 2: Chuẩn bị tài chính

Để mở một cửa hàng vẽ móng nghệ thuật, bạn không cần phải có một nguồn tài chính quá nhiều. Theo chị Nguyễn Thùy Trang chủ cửa hàng Thùy Trang Nail Sài Gòn- 82A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội: “Với một cửa hàng nhỏ, tính cả tiền thuê cửa hàng (6 tháng trả trước) thì sẽ cần trung bình khoảng 50-70 triệu đồng. Với cửa hàng thuê ở địa điểm rẻ hơn thì số vốn còn ít hơn”.

Khi chuẩn bị vốn kinh doanh, các bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:

• Chuẩn bị trước khoản vốn cần thiết để chi trả tiền thuê cửa hàng & trả lương cho thợ chính trong khoảng thời gian đầu mới mở tiệm từ 6-12 tháng.

• Nếu có những thành viên khác cùng góp vốn, bạn cũng nên dự phòng khoản vốn cho các trường hợp mới mở tiệm đã có người đòi rút vốn, hay tranh chấp về mặt tiền bạc xảy ra. Bởi kinh nghiệm kinh doanh cho thấy, muốn thành công trong kinh doanh, trước hết bạn cần phải đảm đương và vượt qua “cửa ải vốn”. Tạo vốn, dự phòng vốn và quay vòng vốn là những bài toán sẽ song hành với bạn và tiệm của bạn trong kinh doanh, để tiệm tồn tại và thành công.

Bước 3: Chọn lựa địa điểm kinh doanh

Thuật ngữ kinh doanh “location, location and location” nhấn mạnh đến tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh. Mở tiệm ở đâu? Ở thành phố lớn hay nhỏ? Tại nơi đông đúc hay vắng vẻ? Ngoại ô hay tại các trung tâm mua bán đông đúc? Nói chung bạn nên căn cứ vào: nguồn vốn ban đầu, thói quen và sở trường hành nghề nails nơi bạn, kinh nghiệm nghề nghiệp & tình hình cạnh tranh,… để quyết định chọn lựa.

Nên nhớ rằng đầu tư mở tiệm ở các khu trung tâm mua sắm hay khu trung tâm thương mại, bạn sẽ chịu nhiều áp lực về mặt phí tổn đầu tư ban đầu, áp lực cạnh tranh cao do những địa điểm này thường có sẵn các cơ sở kinh doanh từ lâu hoạt động bề thế, nhất là ở các thành phố lớn, song đổi lại giá trị của tiệm lại dễ tăng cao (có lợi khi cần chuyển nhượng về sau). Còn đầu tư ở vùng xa, thành phố nhỏ thì vốn đầu tư không cao, ít cạnh tranh hơn nhưng giá trị của tiệm ít biến động.



Phương thức sang tiệm cũ được ưa chuộng nhiều, bởi vì bạn sẽ ít phải lo ngại về nguồn khách, mức thu nhập, phí tổn đầu tư trang trí, trang thiết bị, thời gian hoàn vốn và khả năng tăng trưởng có triển vọng hơn mà lại đỡ mất công đi tìm địa điểm, lo chuẩn bị thủ tục như khi chọn phương thức mở tiệm mới. Tuy nhiên, cách này cũng có nguy cơ nếu bạn không tìm hiểu rõ ràng những yếu tố nêu trên, mà chỉ tin vào mẫu quảng cáo hay những lời khoa trương của chủ cũ.


Mở tiệm mới cũng có cái hay, bạn sẽ có cơ hội trang trí, bày biện tiệm nail theo gu thẩm mỹ riêng của mình. Đặc biệt, nếu biết kết hợp với các yếu tố - địa điểm mới, trang trí nội thất mới, phương thức phục vụ mới lạ, bạn sẽ dễ tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng.

Chị Nguyễn Thùy Trang chia sẻ: “Mở tiệm nail không cần mặt bằng rộng vì đồ làm nail không chiếm nhiều diện tích, chỉ cần 1 cửa hàng nho nhỏ thôi là được nhưng địa điểm rất quan trọng, khu vực đó phải động dân cư và khách hàng có nhu cầu nhiều”.

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm, bạn cần tiến hành thương lượng làm hợp đồng với chủ nhà về mức giá, phương thức thanh toán. Hiện nay đa phần chủ nhà yêu cầu thanh toán trước 6 tháng tiền nhà, nên bạn cần dự trữ một khoản tiền thích hợp cho khoản này.

Về thủ tục mở tiệm nail, hiện nay ở Việt Nam nghề này được hoạt động tự do, không cần giấy phép, chứng chỉ hành nghề hay bất cứ loại giấy tờ nào. Nếu mở cửa hàng chỉ cần đăng ký kinh doanh, nộp thuế môn bài là đã có thể hoạt động; thậm chí chỉ cần một bộ đồ nghề, xách đi dạo quanh phố, vào các chợ hoặc các khu dân cư là cũng có thể tìm được khách hàng.

Bước 4: Trang trí nội thất, mua sắm thiết bị

Với một cửa hàng vẽ móng nghệ thuật nhỏ, bạn cần trang bị một tủ kính to kết hợp với ngăn chứa đồ rộng rãi dùng làm chỗ trưng bày các mẫu móng tay, các loại sơn móng tay, các loại máy làm móng, ghế cho khách ngồi, thau để khách ngâm móng chân, móng tay. Bạn có thể trang trí cửa hàng theo phong cách trẻ trung bắt mắt, hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ. Trên tường bạn có thể treo các bức hình về các mẫu móng tay đang thịnh hành.


Theo chị Nguyễn Thùy Trang, chủ cửa hàng Thùy Trang Nail's Sài Gòn- 82A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, nếu cửa hàng rộng và có nhiều thợ, bạn có thể trang bị mỗi thợ một bàn làm móng riêng, mỗi bàn có đầy đủ các dụng cụ làm móng, máy mài dũa móng tay và máy hút bụi chuyên dụng cho các bàn làm nail,…

Các dụng cụ làm móng chuyên dụng bạn có thể liên hệ với các cơ sở uy tín như cơ sở của chị Trang để được tư vấn mua với giá phải chăng nhất.

Chị Trang cũng cho hay: “Thực ra các loại sơn móng tay bây giờ rất phong phú, thường bây giờ người ta chuộng sơn của các hãng như Channel, Bonjoirs… những thứ đó mình nên mua chính hãng, còn đồ Trung Quốc trôi nổi thì rất là nhiều, nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ khó phân biệt được. Tốt nhất là nên tới các trung tâm thương mại lớn như Parkson, Vincom mua”.

Bước 5: Tuyển chọn và đào tạo nhân viên

Bạn nên căn cứ theo quy mô cửa hàng mình để quyết định số nhân viên. Theo chị Nguyễn Thùy Trang: “Tùy theo mỗi cửa hàng mà có cách tuyển riêng. Ví dụ ở nước ngoài thì mỗi 1 khách đến thì sẽ có 1 thợ làm hết từ A-Z . Còn ở Việt Nam thì chỉ tuyển thợ phụ, người ta sẽ làm các công đoạn như cắt, giũa, sơn, các công đoạn đơn giản, còn các công đoạn khó thì thợ chính hoặc chủ cửa hàng làm”.

Bước 6: Các bí quyết trong nghệ thuật chăm sóc khách hàng

1. Luôn niềm nở, vui vẻ, chào hỏi thân thiện ngay từ khi khách đi ngang hay chuẩn bị bước vào tiệm của mình (dĩ nhiên là với ngôn ngữ phù hợp). Lúc khách ra về cũng vậy, nên tiễn khách thật nồng hậu và nhiệt tình. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ tiệm nail, 80% khách hàng sẽ không đến tiệm nữa nếu họ từng được đón tiếp “thiếu nồng nhiệt” ở tiệm.



2. Trong quá trình làm móng cho khách, nhân viên (hay cả chủ) nên trò chuyện với khách. Điều này rất cần thiết, những câu hỏi như: Cô có mấy đứa con? Hôm qua nghỉ lễ cô có đi đâu chơi không? Cô thích đến đây không? Cô thấy màu sơn này đẹp không? v.v... Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng nơi sẽ dễ gây được cảm tình với khách. Nên phối hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ, ánh mắt thân thiện, cởi mở sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn. Đặc biệt nên biết lắng nghe những điều khách giãi bày tâm sự. Muốn vậy, người thợ cần có kiến thức nhất định, khả năng giao tiếp tốt, tinh tế. Cần khuyến khích khách nói về mình, về gia đình mình và phải luôn có sự tự tin trong giao tiếp. Nhân viên cần có lòng tin vào chính bản thân mình, tay nghề và khả năng giao tiếp của mình, mới có khả năng “làm cho khách quay lại tiệm tìm mình” (trở thành khách hàng thân thuộc, khách hẹn định kỳ hay thường xuyên), qua đó giúp tiệm thu hút khách hàng tốt hơn.



3. Không giữ lời hứa là hình thức giao tiếp kém đối với khách hàng. Thường nghề nail hay có khách hẹn, cần biết giữ đúng hẹn, tránh thất hứa; nếu bận ngoài ý muốn nên báo lại cho khách biết. Theo nhiều người làm nghề nail lâu năm khoảng 7% khách sẽ cắt đứt quan hệ khi thường bị thất hẹn hay hứa suông.

4. Một điều tối kị khác trong nghệ thuật giao tiếp đó là “không được coi thường khách hàng” dù bằng cử chỉ hay lời nói, ánh mắt. Có khi điều này không phải do nhân viên cố ý, nhưng có thể do họ bất cẩn hoặc thiếu thận trọng trong giao tiếp, dẫn đến việc làm khách hàng ngộ nhận mình bị xem thường, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của tiệm.

5. Một tình huống thường gặp trong các tiệm nail là khách hàng nằng nặc đòi một người thợ nào đó làm cho mình, trong khi người đó lại đang bận phục vụ khách hàng khác... Khi đó, người thợ này nên tạm ngưng công việc giây lát đến chào hỏi vị khách và yêu cầu họ vui lòng chờ mình.

6. Một tình huống khác cũng hay gặp là khách cứ chê lên chê xuống một người thợ nào (chê sơn bị sọc, chê sơn không bóng chẳng hạn...), khi đó chủ tiệm hay người quản lý nên đổi thợ khác ngay. Tùy theo thái độ, cách biểu hiện của người khách mà chọn thợ đến thay cho thích hợp. Điều này đòi hỏi khả năng quan sát, nhanh nhạy và thích ứng linh hoạt.

7. Có những tình huống không may xảy ra như làm khách đau, làm khách chảy máu, làm không đúng ý khách... Khi đó, người thợ phải biết nhã nhặn xin lỗi khách và đề nghị hướng sửa chữa, khắc phục phù hợp. Cần kiên nhẫn và biết cách giải thích nguyên nhân xảy ra tình huống đó. Nhiều trường hợp xảy ra tương tự nhưng thợ biết cách “nói khéo”, khách vẫn vui vẻ bỏ qua, đồng ý làm lại mà không phàn nàn.


8. Một tình huống nghiêm trọng là khách phản ứng mạnh, không chịu trả tiền công, nại lý do sản phẩm làm xấu, không đẹp như ý muốn. Đã có nhiều trường hợp như thế xảy ra, có khi dẫn đến đôi co, gây gổ giữa thợ và khách hay giữa chủ tiệm và khách. Điều này nên tránh, cần có thái độ ôn hòa, nhã nhặn giải thích cho khách hàng biết và hiểu rõ.

9. Bên cạnh đó, cách ăn mặc, trang điểm của thợ cũng là một thứ ngôn ngữ giao tiếp cần được chú trọng. Một người thợ không có ưu thế về vóc dáng, sắc đẹp nhưng ăn mặc lịch thiệp, biết trang điểm “dễ nhìn”, biết tạo nét thanh tao qua việc sử dụng những vật dụng cá nhân như kẹp tóc, trâm cài tóc có đính các loại hoa trang trí sẽ có tác dụng thu hút, tạo được thiện cảm của khách hàng khi đến với mình. Hãy nhớ rằng hoa luôn là biểu tượng cho sắc đẹp và việc làm đẹp, biết tự mình làm đẹp nhờ hoa sẽ có tác dụng tương tự như việc trang trí những bình hoa đẹp trong tiệm vậy.

Bước 7: Quảng cáo, tiếp thị cho cửa hàng

Bạn có thể lập cho cửa hàng mình một trang web trực tuyến để giới thiệu về cửa hàng, cập nhật các xu hướng trang trí màu sắc hoa văn cho móng mới nhất. Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thùy Trang, chủ cửa hàng Thùy Trang Nail's Sài Gòn- 82A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội thì tay nghề của thợ mới là yếu tố quyết định. “Nếu thợ giỏi thì khách chỉ làm 1-2 lần là người ta biết và giới thiệu cho khách hàng khác đến. Còn nếu địa điểm đẹp, cửa hàng đẹp, người ta đến thấy tay nghề thợ không được thì người ta sẽ không đến nữa”. Nếu kết hợp tốt 3 yếu tố (kiến thức, kinh nghiệm và cung cách phục vụ khách hàng), chủ và thợ luôn chu đáo hướng dẫn, giải thích cho khách hàng hiểu những gì liên quan đến nghệ thuật chăm sóc móng, cách bảo dưỡng móng, cách chọn màu sắc nước sơn,... tiệm nail của bạn sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”.

“Bạn có thể cập nhật các xu hướng nail mới nhất trên mạng hoặc các quyển sách mẫu, thường thì khi mình đã biết làm thì mình sẽ tự nghĩ ra được các mẫu mã phù hợp với từng đối tượng khách hàng, mình sẽ theo yêu cầu của khách mà làm. Từ năm 2011 đến năm 2012 xu hướng mới là đắp gel, bên dưới ẩn kim tuyến, xà cừ vẽ 3D”, chị Trang chia sẻ.

Trên đây là các bước đi cơ bạn để bạn khởi nghiệp trong nghề vẽ móng nghệ thuật. Tuy nhiên nghề nào cũng vậy, ngoài những kiến thức kỹ năng không thể thiếu, bạn cũng cần có một cái duyên để có thể trụ lại với nghề, nhất là nghề dịch vụ làm đẹp như nail art. Chúc các bạn sớm thành công với lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Tham khao them dia chi nay nhe: http://www.hoclamgiau.vn/1001ways/detail.aspx?id=718

ChienHP2

Tổng số bài gửi : 8
Cảm ơn : 1
Join date : 12/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết